Trung tâm trợ giúp Khách hàng Sapo
Lập tờ khai thuế theo mẫu 01/CNKD trên Sapo Invoice

Tính năng lập tờ khai thuế 01/CNKD trên Invoice giúp bạn tự động tổng hợp doanh thu từ hóa đơn điện tử để tạo tờ khai thuế theo đúng quy định pháp luật.

Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể dễ dàng lập, ký số và nộp tờ khai các loại thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB, thuế Tài nguyên, thuế Bảo vệ môi trường và phí Bảo vệ môi trường theo mẫu 01/CNKD dành cho hộ, cá nhân kinh doanh. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót mà còn đảm bảo tuân thủ quy định, giúp bạn chủ động trong công tác kê khai và nộp thuế.

Bước 1: Truy cập chức năng lập tờ khai

  • Tại giao diện chính của Sapo Invoice, bạn chọn Tờ khai thuế > chọn Thêm tờ khai thuế

Bước 2: Thực hiện kê khai thuế

1. Chọn kỳ tính thuế

1.1. Hình thức kê khai

Bạn chọn 1 trong 2 tuỳ chọn hình thức kê khai sau:

  • Kê khai theo tháng:
    • Dành cho các hộ/cá nhân kinh doanh thực hiện kê khai thuế hàng tháng.
    • Phù hợp với hộ có doanh thu lớn hoặc đã đăng ký phương pháp kê khai theo tháng.
  • Kê khai theo quý:
    • Dành cho hộ kinh doanh nhỏ hoặc thuộc diện được phép kê khai theo quý.
    • Hệ thống sẽ hiển thị các quý tương ứng như: Tháng 01–03, 04–06, 07–09, 10–12.
Lưu ý:

Bạn không được tạo kỳ kê khai bị trùng lặp giữa tháng và quý. Cụ thể:

  • Nếu bạn đã lập tờ khai tháng 04, thì không thể lập thêm tờ khai Quý II (vì quý II bao gồm cả tháng 04).
  • Tương tự, nếu đã nộp tờ khai quý II, thì không thể lập riêng tờ khai tháng 05 hoặc tháng 06 trong cùng kỳ đó.

1.2. Chọn loại tờ khai

  • Tích vào Tờ khai lần đầu để bắt đầu tạo mới tờ khai cho kỳ kê khai đã chọn.

1.3. Chọn phụ lục đính kèm (nếu có)

Tùy theo đặc thù hoạt động, bạn có thể tích chọn các phụ lục sau:

  • PL 01-2/BK-HĐKD: Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ của hộ, cá nhân kinh doanh.
  • PL 142/2024/QH15 - 174/2024/QH15: Áp dụng khi bạn thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết.
Mẹo:
  • Nếu không chắc có thuộc diện giảm thuế GTGT hay không, bạn có thể để trống phụ lục và bổ sung sau.

Nhấn nút “Tiếp tục” để chuyển sang bước thiết lập tờ khai.

2. Thiết lập tờ khai

2.1. Ngành nghề kinh doanh

Tại giao diện “Danh sách ngành nghề kinh doanh”, bạn cần chọn ngành nghề áp dụng để khai thuế trong kỳ.

Bạn có thể:

  • Tìm kiếm nhanh ngành nghề bằng cách nhập mã ngành hoặc tên ngành vào ô tìm kiếm. Hệ thống sẽ tự động lọc và hiển thị kết quả phù hợp.
  • Chọn một hoặc nhiều ngành nghề:
    • Nếu bạn chỉ hoạt động một ngành → Nhấn chọn ngành đó.
    • Nếu có nhiều ngành kinh doanh trong cùng kỳ → nhấn “Chọn nhiều” rồi tích các ngành tương ứng.
Lưu ý:
  • Nếu bạn thay đổi ngành nghề so với kỳ kê khai trước (ví dụ: thêm mới, bỏ bớt hoặc thay đổi mã ngành), bạn cần tích chọn vào ô "Thay đổi thông tin" để hệ thống ghi nhận và hiển thị đúng trên tờ khai.

2.2. Thông tin khác

Sau khi chọn ngành nghề kinh doanh, bạn tiếp tục khai báo một số thông tin bổ sung để hoàn chỉnh tờ khai.

Bạn cần kiểm tra và khai báo các thông tin sau:

  • Thuê mặt bằng: Nếu bạn đang thuê mặt bằng để kinh doanh, hãy tích chọn ô này. Nhập diện tích kinh doanh (m²) vào ô tương ứng.
  • Kinh doanh tại chợ biên giới: Nếu địa điểm kinh doanh của bạn nằm trong phạm vi chợ biên giới, hãy tích vào ô này.
  • Số lượng lao động sử dụng thường xuyên: Nhập tổng số người lao động làm việc thường xuyên tại cơ sở trong kỳ kê khai.
  • Địa chỉ kinh doanh: Điền đầy đủ địa chỉ nơi bạn đặt cơ sở kinh doanh.
  • Địa chỉ cư trú: Điền đầy đủ địa chỉ thường trú của chủ hộ kinh doanh, kèm theo đó là số điện thoại, email và fax (nếu có) của chủ hộ.

2.3. Ủy quyền khai thuế:

Nếu không ủy quyền, bạn có thể bỏ qua mục này và chuyển sang bước tiếp theo.

Tích chọn ô “Ủy quyền khai thuế” nếu bạn có ủy quyền cho tổ chức khác thay mặt kê khai. Lúc này bạn sẽ cần điền các thông tin sau:

  • Số: Nhập số hiệu của văn bản ủy quyền đã ký kết.
  • Ngày: Ngày lập giấy ủy quyền.
  • Mã số thuế: Mã số thuế của tổ chức được ủy quyền.
  • Tên tổ chức khai thay: Tên đầy đủ của đơn vị thực hiện khai thuế thay.
  • Địa chỉ, Điện thoại, Email, Fax: Thông tin liên hệ của tổ chức được ủy quyền.
Lưu ý:
  • Hãy đảm bảo các thông tin này trùng khớp với nội dung trên giấy ủy quyền đã ký giữa hai bên để được Cơ quan Thuế chấp nhận hợp lệ.

Nhấn nút “Tiếp tục” để chuyển sang bước lập tờ khai.

 

3. Lập tờ khai

3.1. Tờ khai theo mẫu 01/CNKD

a. Thông tin người nộp thuế

Tại mục Thông tin người nộp thuế, bạn cần điền chính xác hai thông tin bắt buộc:

  • Người nộp thuế: Nhập họ và tên đầy đủ của cá nhân/hộ kinh doanh nộp thuế.
  • Tên cửa hàng/thương hiệu: Nhập tên cửa hàng, quầy kinh doanh, cơ sở kinh doanh hoặc thương hiệu mà bạn sử dụng để buôn bán, hoạt động dịch vụ.
Lưu ý:
  • Đây là thông tin sẽ hiển thị chính thức trên tờ khai và có thể đối chiếu với dữ liệu đăng ký kinh doanh hoặc mã số thuế.
  • Ghi chính xác, có dấu, đúng như trong hồ sơ thuế để đảm bảo tờ khai được chấp nhận.

b. Khai doanh thu và tính thuế GTGT, TNCN

Tại phần A – Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), hệ thống sẽ tự động tổng hợp dữ liệu từ các hóa đơn điện tử đã phát hành trong kỳ.

  • Doanh thu sẽ được phân loại theo nhóm ngành nghề kinh doanh đã chọn của từng mặt hàng.
  • Thuế GTGT và thuế TNCN sẽ được hệ thống tự động tính toán dựa theo tỷ lệ cố định tương ứng với từng nhóm ngành, theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC

Để kiểm tra lại chi tiết các hóa đơn đã hạch toán trong kỳ kê khai, bạn nhấn vào nút “Danh sách hóa đơn” ở góc trên bên phải.

  • Trong trường hợp doanh thu thực tế có điều chỉnh (ví dụ: bỏ sót, điều chỉnh sai sót hóa đơn), bạn có thể sửa trực tiếp số liệu tại các ô “Doanh thu” hoặc “Số thuế”.
  • Ngay sau khi sửa, hệ thống sẽ tự động tính lại số thuế GTGT và TNCN tương ứng dựa trên tỷ lệ thuế áp dụng cho từng nhóm ngành.
 Lưu ý:
  • Nếu có hàng hóa, dịch vụ chưa được gắn đúng nhóm ngành nghề, hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo màu vàng ngay phía trên bảng kê khai.
  • Khi đó, bạn cần bấm vào “Bổ sung thông tin” để hoàn thiện việc gán nhóm ngành nghề cho các hóa đơn này. Giao diện sẽ chuyển sang màn hình hàng hóa, dịch vụ chưa được gắn ngành nghề kinh doanh. Tại đây các bạn Tích chọn hàng hóa, dịch vụ > chọn Thao tác khác > Sửa ngành nghề kinh doanh để gắn ngành nghề kinh doanh tương ứng với hàng hóa dịch vụ của mình.
  • Điều này giúp đảm bảo số liệu được kê khai đúng theo tỷ lệ thuế, tránh sai sót khi nộp cho Cơ quan Thuế.

c. Kê khai thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Nếu trong kỳ có hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt, bạn cần thực hiện khai báo tại Phần B – Kê khai TTĐB của tờ khai 01/CNKD.

Cách thực hiện:

  • Hệ thống sẽ tự động tổng hợp doanh thu từ hóa đơn đã phát hành có chứa hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB mà Bạn đã thiết lập hạng mục thuế TTĐB và tính toán ra số thuế phải nộp.
  • Bạn có thể kiểm tra hoặc cập nhật các thông tin trong bảng tính.
Lưu ý:
  • Bạn có thể sửa lại số liệu doanh thu hoặc thuế suất nếu cần, hệ thống sẽ tự động tính lại số thuế TTĐB tương ứng.
  • Hãy kiểm tra lại danh mục hàng hóa, dịch vụ của mình trong hệ thống, đảm bảo đã thiết lập đúng hạng mục chịu thuế TTĐB.
  • Nhấn “Danh sách hóa đơn” để kiểm tra lại các hóa đơn có liên quan trong kỳ.
  • Nếu không có mặt hàng thuộc danh mục chịu thuế TTĐB, bạn có thể để trống phần này.

d. Kê khai thuế tài nguyên, thuế/phí bảo vệ môi trường (BVMT)

Nếu trong kỳ bạn có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc kinh doanh hàng hóa chịu thuế/phí bảo vệ môi trường, bạn cần thực hiện kê khai tại Bảng C của tờ khai 01/CNKD.

Cách thực hiện:

  • Chọn biểu thuế tài nguyên, thuế/phí BVMT từ danh sách có sẵn trong hệ thống.
  • Sau đó nhập sản lượng và giá tính thuế là hệ thống sẽ tự động tính toán ra số thuế phải nộp.
Lưu ý:
  • Bạn chỉ cần nhập liệu nếu có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tài nguyên hoặc môi trường. Nếu không có phát sinh, bạn có thể bỏ qua phần này.
  • Số thuế được tính tự động, chính xác theo biểu thuế hiện hành, giúp bạn giảm sai sót khi khai báo thủ công.

3.2. Khai phụ lục PL 01-2/BK-HĐKD

a. Tổng hợp nhập xuất tồn kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Đây là bảng kê vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa phát sinh trong kỳ kinh doanh. Đây là tài liệu bổ sung bắt buộc với nhiều hộ/cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai.

Cách thực hiện: Tại bảng kê, bạn nhập thông tin chi tiết cho từng loại hàng hóa:

  • Tên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa / Nhóm hàng
  • Đơn vị tính
  • Số dư đầu kỳ: số lượng và thành tiền tồn kho
  • Nhập trong kỳ: số lượng và giá trị nhập
  • Xuất trong kỳ: số lượng và giá trị đã xuất
  • Tồn cuối kỳ: số lượng và giá trị còn lại
Lưu ý:
  • Bạn cần nhập số liệu theo sổ sách theo dõi hàng hóa của mình.
  • Số liệu kê khai nên khớp với hóa đơn đầu vào – đầu ra, bảng tồn kho hoặc phần mềm bán hàng (nếu có).
  • Có thể kê theo từng mặt hàng hoặc nhóm hàng hóa nếu chủ hộ kinh doanh không tách riêng theo mã.

b. Khai chi phí phát sinh trong kỳ

Tại bước này, bạn kê khai các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ được gom lại theo các đầu mục chính là:

  • Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN
  • Chi phí điện
  • Chi phí nước
  • Chi phí viễn thông
  • Chi phí thuê kho bãi, mặt bằng kinh doanh
  • Chi phí quản lý (văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ,...)
  • Chi phí khác (công tác phí, hội nghị, thuê ngoài, nhượng bán tài sản...)
Lưu ý:
  • Nếu không phát sinh khoản nào, bạn có thể để trống hoặc nhập 0.
  • Số liệu chi phí không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong tờ khai 01/CNKD.

3.3. Khai phụ lục giảm thuế theo Nghị định 174/2025/NĐ-CP (nếu có)

Nếu trong kỳ có xuất hóa đơn áp dụng giảm 20% thuế phải nộp (theo Nghị định 174/2025/NĐ-CP), bạn bắt buộc phải lập phụ lục này kèm theo tờ khai 01/CNKD. Còn nếu không xuất hóa đơn giảm thuế, bạn không cần lập phụ lục này.

 Lưu ý:
  • Hộ kinh doanh chỉ cần nhập tại Bảng II – Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ.
  • Bảng I dành cho doanh nghiệp khấu trừ thuế, bạn không cần sử dụng.

Cách thực hiện: Tại bảng II. Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ bạn nhập thông tin chi tiết các hàng hóa, dịch vụ đã xuất hóa đơn giảm thuế trong kỳ.

  • Tên hàng hóa, dịch vụ xuất hóa đơn giảm thuế
  • Doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
  • Tỷ lệ thuế GTGT theo quy định (1%, 3%, 5%)
  • Tỷ lệ thuế GTGT sau giảm (hệ thống sẽ đề xuất: 0.8%, 2.4%, 4%)
  • Số thuế GTGT được giảm (tự động tính toán)
Lưu ý:
  • Phụ lục này giúp xác định số thuế GTGT được giảm trong kỳ theo chính sách.
  • Số thuế được giảm sẽ được hệ thống tự động trừ khỏi số thuế GTGT phải nộp trên tờ khai 01/CNKD.


Bước 4: Hoàn thành

Sau khi hoàn tất việc nhập dữ liệu tờ khai và các phụ lục, hệ thống chuyển sang bước cuối – xuất tờ khai để nộp cho Cơ quan Thuế.

Tại bước này, bạn có thể:

  • Xem lại toàn bộ thông tin đã khai trong tờ khai chính và các phụ lục đi kèm.
  • Kiểm tra tổng số thuế phải nộp đã được hệ thống tự động tính toán, bao gồm cả phần giảm trừ nếu có.
  • Chỉnh sửa lại nếu phát hiện sai sót trước khi xuất tờ khai chính thức.

Trên thông tin Tờ khai 01/CNKD, bạn có thể thao tác:

  • Tích chọn ô [08a] Thay đổi ngành nghề kinh doanh nếu ngành nghề kinh doanh có thay đổi so với tờ khai tháng trước
  • Tích chọn ô [12a] Thay đổi địa chỉ kinh doanh nếu địa chỉ kinh doanh có thay đổi so với tờ khai tháng trước
  • Tích chọn ô "Là cá nhân kinh doanh chưa đăng ký thuế" nếu bạn chưa có mã số thuế, sau đó điền các thông tin đi kèm để đăng ký mở mã số thuế
  • Tích chọn ô "Là cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng không có CMND/CCCD tại Việt Nam" nếu bạn thuộc đối tượng đó và điền các thông tin đi kèm.

Sau khi đã kiểm tra, cập nhật lại thông tin tờ khai (nếu có) bạn thực hiện lựa chọn một trong các thao tác xuất tờ khai:

  • Lưu bản nháp: Giữ lại tờ khai chưa hoàn thiện để tiếp tục chỉnh sửa sau.
  • Lưu và Xuất XML: Tạo tệp định dạng XML để nộp tờ khai điện tử qua Cổng Thuế điện tử.
  • Lưu và Xuất PDF: In tờ khai ra giấy để ký tay và nộp trực tiếp tại Chi cục Thuế (nếu áp dụng).