Trung tâm trợ giúp Khách hàng Sapo
Các thành phần trong quy trình Sapo Automate

Sapo Automate giúp bạn tự động hóa các tác vụ bằng cách kết nối các khối chức năng riêng lẻ thành một luồng làm việc mạch lạc. Để xây dựng các quy trình tự động hóa hiệu quả trên Sapo OmniAI, bạn cần hiểu rõ về các thành phần cơ bản tạo nên một quy trình trong Sapo Automate. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững các khái niệm chính này.

Một quy trình tự động hóa trong Sapo Automate được xây dựng từ sự kết hợp của các thành phần sau:

1. Điều kiện kích hoạt (Trigger)

1.1. Là gì? 

  • Là sự kiện hoặc yếu tố bắt đầu một quy trình làm việc. Khi một sự kiện xảy ra, quy trình sẽ được kích hoạt.

1.2. Dùng để làm gì?

  • Giúp hệ thống "nhận biết" thời điểm bắt đầu chạy quy trình

1.3. Ví dụ

  • Bạn muốn tạo 1 quy trình tự động gắn tag cho đơn hàng khi đáp ứng điều kiện nhất định.
  • Khi có đơn hàng mới được tạo trong Sapo OmniAI, quy trình sẽ bắt đầu.
  • Khi này điều kiện kích hoạt (trigger) của quy trình là sự kiện Tạo đơn hàng.

2. Điều kiện thực thi (Condition)

2.1. Là gì?

  • Là các tiêu chí hoặc bộ tiêu chí dùng để kiểm tra xem có nên thực hiện hành động tiếp theo hay không.

2.2. Dùng để làm gì?

  • Xác định xem hành động tiếp theo có được thực hiện hay không dựa trên kết quả kiểm tra.
  • Cho phép bạn phân nhánh quy trình: nếu đúng thì làm A, nếu sai thì làm B (hoặc bỏ qua).

2.3. Ví dụ

  • Sau khi kích hoạt quy trình, hệ thống kiểm tra tiêu chí giá trị đơn hàng vừa tạo > 10 triệu là đúng hay sai.

3. Hành động (Action)

3.1. Là gì? 

  • Là việc mà quy trình sẽ thực hiện khi xác nhận điều kiện phù hợp. 
Lưu ý:
  • Nếu sau Điều kiện kích hoạt (trigger) không có Điều kiện thực thi (condition), bạn có thể thiết lập Hành động ngay sau Điều kiện kích hoạt.

3.2. Dùng để làm gì?

  • Tự động xử lý công việc như gắn thẻ, gửi tin nhắn, cập nhật dữ liệu,...
  • Các hành động này có thể thay đổi dữ liệu trong chính cửa hàng Sapo OmniAI của bạn hoặc trên các ứng dụng khác nằm trong quy trình.

3.3. Ví dụ

  • Sau khi kiếm tra giá trị đơn hàng > 10 triệu là đúng, hệ thống gắn tag "Đơn VIP" cho đơn hàng đó.
  • Với các đơn hàng có giá trị đơn hàng < hoặc = 10 triệu, hệ thống bỏ qua không gắn tag.

4. Kết nối (Connectors)

4.1. Là gì?

  • Là thành phần cho phép Sapo Automate sử dụng dịch vụ cung cấp bởi các bên thứ 3 như...Google Sheets, eSMS,...

4.2. Dùng để làm gì?

  • Mở rộng khả năng tự động hóa ra ngoài hệ thống Sapo OmniAI, kết nối với các ứng dụng phổ biến khác.

4.3. Ví dụ

  • Với đơn hàng có tag “Đơn VIP”, sử dụng connector eSMS để gửi tin nhắn ZNS xác nhận đơn đến đến zalo của khách hàng.
  • Khi đó, trong đơn hàng cần có thông tin khách hàng và số điện thoại của khách để quy trình thực hiện thành công.
  • Ngoài ra, shop cần có tài khoản eSMS và mẫu tin nhắn đã được đăng ký theo quy định của eSMS

5. Cách các thành phần hoạt động cùng nhau

Một quy trình cơ bản nhất sẽ bắt đầu bằng Điều kiện kích hoạt và theo sau là một Hành động. Các quy trình phức tạp hơn có thể bao gồm:

  • Điều kiện kích hoạt -> Điều kiện thực thi -> Hành động (nếu điều kiện đúng)
  • Điều kiện kích hoạt -> Điều kiện thực thi -> Hành động A (nếu đúng) và Hành động B (nếu sai)
  • Sự kết hợp nối tiếp của nhiều Điều kiệnHành động sau một Điều kiện kích hoạt duy nhất.

Bạn hình dung quy trình như một sơ đồ với điểm bắt đầu (Trigger) và các bước xử lý tiếp theo (Conditions, Actions) được nối với nhau.

Mẹo:
  • Trước khi bắt tay vào xây dựng quy trình trên Sapo Automate, hãy phác thảo luồng làm việc mong muốn của bạn trên giấy hoặc sơ đồ. 
  • Xác định rõ điểm bắt đầu (Trigger), các trường hợp cần kiểm tra (Conditions) và hành động cần thực hiện cho từng trường hợp (Actions). Điều này giúp bạn xây dựng quy trình một cách logic và hiệu quả.