Trung tâm trợ giúp Khách hàng Sapo
Sử dụng tính năng chỉnh sửa nâng cao trong cấu hình mẫu in

Bạn muốn tùy chỉnh mẫu in hóa đơn linh hoạt hơn và dễ dàng quản lý các thay đổi. Cấu hình mẫu in trên Sapo OmniAI đã được nâng cấp với công cụ chỉnh sửa chi tiết (gọi tắt là Editor) và tính năng lưu/khôi phục lịch sử. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các cải tiến này để tạo ra những mẫu in chuyên nghiệp và phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Điều kiện tiên quyết:

1. Tổng quan về các tính năng chỉnh sửa nâng cao

1.1. Chỉnh sửa mẫu in bằng Editor

Cho phép bạn can thiệp sâu vào nội dung và bố cục mẫu in một cách trực quan.

  • Dễ dàng sửa nội dung, điều chỉnh vị trí các trường thông tin.
  • Định dạng chi tiết cho văn bản: font chữ, cỡ chữ, in đậm, in nghiêng, căn lề.
  • Thêm các biến dữ liệu (từ khóa) tiện lợi để hiển thị thông tin động từ đơn hàng.

1.2. Lưu và khôi phục lịch sử chỉnh sửa

Hệ thống tự động lưu lại các phiên bản chỉnh sửa mẫu in mỗi khi bạn lưu thay đổi.

  • Tính năng này hỗ trợ cả hai phương thức chỉnh sửa: Chỉnh sửa cơ bản qua bật/tắt nhanh các trường thông tin và Chỉnh sửa nâng cao bằng editor.
  • Giúp bạn dễ dàng quay lại các phiên bản cũ nếu cần.

2. Chỉnh sửa mẫu in đơn hàng bằng Editor

Đây là cách thức mang lại sự linh hoạt tối đa khi bạn muốn tùy chỉnh chi tiết mẫu in của mình.

Bước 1: Truy cập và chọn mẫu in

  • Tại trang quản trị Sapo OmniAI, bạn truy cập vào Ứng dụng > chọn Cấu hình mẫu in.
  • Trong giao diện app Cấu hình mẫu in, bạn chọn tab Hoá đơn bán hàng.
  • Chọn Khổ in (ví dụ: A4, K80) và nhấn chọn Loại mẫu in tương ứng bạn muốn chỉnh sửa.

Bước 2: Chọn kiểu chỉnh sửa nâng cao

  • Pop-up Chỉnh sửa mẫu in sẽ xuất hiện.
  • Tại đây, bạn chọn Chỉnh sửa nâng cao.

Bước 3: Làm quen với giao diện chỉnh sửa bằng Editor

Màn hình chỉnh sửa mẫu in bằng editor sẽ hiển thị, bao gồm các khu vực chính:

a. Loại mẫu in

  • Hiển thị thông tin về Mẫu in Khổ in bạn đang thao tác.
  • Tại đây bạn cũng có có thể bấm và chọn lại mẫu in, khổ in muốn điều chỉnh

b. Lịch sử chỉnh sửa

  • Chi tiết tính năng được trình bày ở mục 3.Lưu và khôi phục lịch sử chỉnh sửa

c. Khung editor

Đây là khu vực chính, hiển thị nội dung và cấu trúc của mẫu hóa đơn hiện tại dưới dạng văn bản có thể chỉnh sửa trực tiếp.

Trong khung editor, bạn có thể thực hiện các tùy chỉnh sau:

Thay đổi định dạng văn bản:

  • Để thay đổi font chữ, cỡ chữ, áp dụng định dạng in đậm, in nghiêng, hoặc căn lề, bạn bôi đen đoạn văn bản cần chỉnh sửa.
  • Sau đó, sử dụng các công cụ định dạng có sẵn trên thanh công cụ của khung editor (tương tự như các trình soạn thảo văn bản thông thường).

Thao tác với bảng (thêm, sửa, xóa hàng/cột/ô):

  • Để chỉnh sửa một bảng (ví dụ: bảng chi tiết sản phẩm), bạn trỏ chuột vào vị trí (hàng, cột, hoặc ô) cần thay đổi.
  • Nhấp chuột phải, một danh sách tuỳ chỉnh sẽ xuất hiện với các tùy chọn như Dán, Ô (Chèn ô phía trước, Chèn ô phía sau, Xoá ô,...), Hàng, Cột, Chỉnh sửa, Xoá bảng,...
  • Bạn chọn thao tác phù hợp.

Thêm từ khóa (biến dữ liệu) vào mẫu in:

  • Các "từ khóa" này là những đoạn mã đại diện cho thông tin động sẽ được lấy từ dữ liệu đơn hàng (ví dụ: tên khách hàng, mã sản phẩm, tổng tiền).
  • Đặt con trỏ chuột vào vị trí bạn muốn chèn thông tin trong khung editor.
  • Nhấp vào nút Từ khoá mẫu in (nằm ở góc trên bên trái của khung editor).
  • Một danh sách các từ khóa có sẵn sẽ hiện ra. Bạn có thể tìm kiếm hoặc lọc theo nhóm đối tượng (ví dụ: Thông tin cửa hàng, Sản phẩm, Khách hàng, Thành tiền...) để nhanh chóng tìm thấy từ khóa mong muốn.
  • Chọn từ khóa cần thiết để chèn vào mẫu in.
Lưu ý:

Đối với một số phần có cấu trúc phức tạp dạng bảng:

  • Ví dụ như "Bảng thông tin sản phẩm mua", nếu bạn vô tình xoá toàn bộ bảng này đi, để thêm lại, bạn bắt buộc phải sử dụng từ khoá "Khối thông tin sản phẩm mua" để tạo lại cấu trúc bảng chuẩn. 
  • Việc bạn tự tạo một bảng mới thủ công bằng các công cụ của editor có thể khiến mẫu in không hoạt động đúng và không hiển thị được dữ liệu sản phẩm.
  • Sau khi thêm lại bằng từ khóa, bạn có thể tiếp tục chỉnh sửa (thêm/bớt cột thông tin) bên trong bảng đó.
 Lưu ý:

Tính độc lập của các phương thức chỉnh sửa:

  • Các thay đổi bạn thực hiện trong Chỉnh sửa nâng cao là độc lập và không đồng bộ với những điều chỉnh bạn thực hiện bằng Chỉnh sửa cơ bản.
  • Ví dụ, nếu bạn Chỉnh sửa nâng cao một mẫu bằng editor, sau đó quay lại dùng Chỉnh sửa cơ bản bằng cách bật/tắt để thay đổi thì các tùy chỉnh trong editor sẽ không được áp dụng và ngược lại.
  • Hãy chọn một phương thức chủ đạo để chỉnh sửa cho mỗi mẫu in.

Bước 4: Lưu và áp dụng thay đổi

  • Sau khi hoàn tất các chỉnh sửa trong khung editor, bạn nhấn nút Lưu & Sao chép. Hành động này sẽ lưu lại mẫu in trong app Cấu hình mẫu in và đồng thời sao chép mã (code) của mẫu in vào bộ nhớ tạm.
  • Trên màn popup Lưu cấu hình mẫu in thành công, bạn bấm chọn Đi đến mẫu in để quay về phần thiết lập Mẫu in.
  • Tại khung nội dung của Sửa In đơn hàng, bạn xoá toàn bộ code cũ của mẫu in tương ứng và dán code mới đã sao chép từ bước trên vào. 
  • Tại đây, bạn có thể bấm chọn Thao tác khác > Xem thử để xem trước phần hiển thị của mẫu in.
  • Nhấn nút Lưu ở phần cài đặt mẫu in của để ghi nhận thay đổi. 

3. Lưu và khôi phục lịch sử chỉnh sửa

Tính năng này giúp bạn theo dõi và có thể khôi phục lại các phiên bản trước đó của mẫu in, áp dụng cho cả hai cách chỉnh sửa (cơ bản và nâng cao)

  • Mỗi khi bạn nhấn nút Lưu (sau khi chỉnh sửa cơ bảng bằng bật/tắt hoặc chỉnh sửa nâng cao trong editor) hoặc nhấn nút Quay về mặc định cho một mẫu in, hệ thống sẽ tự động tạo một bản ghi lịch sử cho phiên bản đó

  • Bạn bấm chọn nút Lịch sử chỉnh sửa trên góc phải màn hình để bạn truy cập và quản lý các phiên bản đã lưu.
  • Một danh sách các phiên bản đã lưu hiển thị được sắp xếp theo thời gian gần nhất từ trên xuống.
  • Bạn có thể nhấp vào một dòng lịch sử cụ thể để xem lại nội dung của phiên bản đó. Nếu muốn, bạn có thể tiếp tục chỉnh sửa từ phiên bản cũ này và lưu lại thành một phiên bản mới.
Mẹo:
  • Khi sử dụng Chỉnh sửa nâng cao bằng editor, hãy thường xuyên xem trước mẫu in để đảm bảo các thay đổi hiển thị đúng như mong muốn trước khi áp dụng
  • Nếu bạn thực hiện nhiều thay đổi phức tạp, hãy lưu lại từng bước nhỏ để dễ dàng quay lại nếu có lỗi xảy ra, tận dụng tối đa tính năng Lịch sử chỉnh sửa.